Bút Dyne Pen hay bút thử sức căng bề mặt là 2 tên gọi khác nhau của một loại bút dùng trong ngành công nghiệp chuyên để thử sức căng bề mặt (OFS) của các chất làm từ nhựa, kim loại, thủy tinh... Sức căng của bề mặt được thể hiện bằng những đường kẻ mực trên sản phẩm.
Bút dyne pen có những loại nào?
Tùy vào nhu cầu vào tiêu chuẩn kiểm tra mà các nhà máy sẽ sử dụng các loại bút với số Dyne khác nhau. Bút dyne pen được phân loại chủ yếu dựa vào mức độ xử lý bề mặt cần kiểm tra với các loại phổ biến từ: 22 - 60 mN/m (22-60 dyne).
Tuy nhiên loại bút được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là: bút thử sức căng bề mặt 38 dyne. Một số khách hàng sử dụng bút 42 dyne.
Các hàng bút dyne pen phổ biến nhất
+ Bút Arcotesst: được sử dụng để xác định sức căng bề mặt của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nhựa, kim loại.
Dyne: từ 22 đến 60 dyne
Bút Arcotest
+ Bút Softal: Là hãng bút thử sức căng bề mặt nổi tiếng của Đức được sử dụng rộng rãi bởi các nhà in lớn nhỏ tại Việt Nam. Trong số đó phải kể đến bút thử corona 38 dyne của softal.
Bút Softal
+ Bút Accu: Có xuất xứ từ Mỹ là công cụ kiểm tra sức căng bề mặt của vật liệu. Bút cho phép người dùng xác định nhanh và chính xác bề mặt của sản phẩm có đạt tiêu chuẩn
Bút Accu
Ưu điểm của Bút dyne pen
Phương pháp thử sức căng bề mặt kiểm tra nhanh chóng, độ chính xác cao
Bút gọn nhẹ, dễ sử dụng, bảo quản ở nơi thoáng mát
Thời gian sử dụng: 6 tháng kể từ khi mở nắp
Cách sử dụng
Kẻ một đường thẳng lên bề mặt của vật liệu, sau đó quan sát hiện tượng xảy ra, sau 1 – 3 giây đường kẻ vẫn giữ nguyên hình dạng thì giá trị của bút là giá trị của sức căng bề mặt của vật liệu.
Kẻ một đường thẳng lên bề mặt của vật liệu, sau đó quan sát hiện tượng xảy ra. Sau 1 – 3 giây đường kẻ bị thay đổi hình dạng, co lại hoặc đứt gãy thì ta nên thay đổi loại bút khác có số thứ tự cao hơn hoặc thấp hơn để tìm ra sức căng bề mặt của vật liệu.
Xem thêm: Băng dính chịu nhiệt