Trong công nghiệp thì độ bóng đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Vậy độ bóng của sản phẩm là gì? Cách đo độ bóng như thế nào?
Độ bóng là gì?
Độ bóng là độ phản quang của bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng. Độ bóng tác động trực tiếp đến nhận thức của chúng ta về màu sắc, hình dạng của sản phẩm.
Độ bóng được đo bằng cách dùng tia sáng chiếu vào bề mặt dưới một góc nghiêng so với góc thẳng 90 độ. Nếu như bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng có độ phản quang 90 độ thì tỉ lệ phản quang đạt được là 100%. Số phần trăm càng thấp thì độ bóng càng ít.
Thang tiêu chuẩn độ bóng
Tùy vào lĩnh vực khác nhau mà tiêu chuẩn độ bóng sẽ khác nhau
– Mờ (Flat): 1% – 9%
– Bóng mờ (Eggshell, satin): 10% – 25%
– Bóng nhẹ (Low sheen): 26% – 40%
– Bán bóng (Semi-gloss): 41% – 69%
– Bóng (Gloss): 70% – 89%
– Bóng cao (High gloss): > 90%
Máy đo độ bóng
Để xác định độ bóng, người ta sử dụng máy đo độ bóng, Phương pháp thống nhất để đo độ bóng được mô tả trong ASTM, DIN và tiêu chuẩn ISO. Nếu chúng ta có thông tin về tiêu chuẩn này thì chọn máy đo độ bóng phù hợp.
Xem thêm: Máy đo độ bóng